Món tổ yến chưng hạt sen là một món ăn thông dụng và được xem là món ngon, bổ dưỡng và dễ chế biến nhất khi nhắc đến yến sào. Mặc dù đơn giản, dễ làm nhưng nếu không lưu ý đến cách chưng đúng thì bạn sẽ vô tình làm mất đi một lượng lớn chất dinh dưỡng quý báu trong yến sào.

Nguyên liệu chuẩn bị món yến chưng hạt sen
10g tổ yến ( Lựa chọn yến trắng, yến hồng hay yến huyết tùy điều kiện từng gia đình)
50g hạt sen( Chọn hạt sen đúng cách không chọn hạt bị hỏng để tránh làm mất vị ngon)
Đường phèn
1 chén nước cùng vài lát gừng

Hướng dẫn từng bước làm yến chưng hạt sen
Bước 1: Cách chế biến yến sào: Đối với yến thô cần làm sạch tổ yến chuẩn bị các dụng cụ như thau sạch, bát nước, nhíp, đồ sàng để sơ chế yến. Yêu cầu với loại yến nguyên tổ còn thô này là cần nhặt thật sạch lông, cặn bã, đến khi nào yến sào không còn tạp chất mới có thể dùng được. Đối với tổ yến tinh chế chỉ cần ngâm trong nước từ 20-30 phút cho yến mềm là có thể vớt ra để ráo rồi đem chế biến.

Cách sơ chế yến thô và yến tinh chế

Bước 2: Đem hạt sen tươi lột vỏ, sau đó dùng cây tăm xuyên bỏ tim hạt sen và rửa sạch lai với nước. Đem hạt sen ngâm trong nước nóng đến khi mềm thì vớt ra. Đối với gừng thái thành những lát mỏng.

Bước 3: Cho phần yến sào đã ngâm nở mềm vào thố chưng yến, thêm hạt sen, gừng cùng một chén nước vào cùng. Đem phần đã chuẩn bị hấp cách thủy và quan sát bên ngoài đến khi hạt sen chín mềm thì cho đường phèn vừa đủ tạo độ ngọt thanh mát của món ăn. Với nồi chưng yến thì món ăn nên để khoảng 60-90 phút mới đảm bảo đến độ dùng vừa phải.

Hướng dẫn bà bầu sử dụng món hạt sen chưng tổ yến

Món yến chưng hạt sen khi đã hoàn tất bỏ ra từng bát nhỏ, có thể dùng nóng hoặc lạnh tùy khẩu vị của gia đình bạn.
Với món ăn bổ dưỡng này bạn có thể dùng 2 lần/ tuần, mỗi lần khoảng 10g yến sào, dùng vào buổi sáng, buổi tối, giữa 2 bữa ăn khi bụng còn đang rỗng để hấp thu dưỡng chất hoàn chỉnh.
Món ăn chè yến hạt sen có tác dụng: tăng cường sức đề kháng, cải thiện sức khỏe, giúp đẹp da, bổ phổi, tạo giấc ngủ ngon.

Hướng dẫn chưng tổ yến với đường phèn đúng cách

Nguyên liệu cần chuẩn bị cho món yến chưng đường phèn

-Tổ yến tinh chế : 1 tổ

– Đường phèn: Tùy khẩu vị

– Nước sạch

– Nồi nắp kiếng để có thể tiện theo dõi quá trình chưng yến (Nếu có thể thì bạn nên dùng thố chưng yến)

– Một chén sứ nhỏ, có nắp để đựng yến trong quá trình chưng

– Một chút gừng (có thể có hoặc không)

Cách chưng tổ yến với đường phèn

1. Ngâm yến vào nước sôi để nguội khoảng 20-30 phút (nếu có những chỗ yến chưa tan thì bạn dùng tay bóp nát ra), sau đó bạn dùng rây để bỏ nước của yến đi và cho yến vào chén sứ nhỏ. Bạn đổ nước sạch vào cho ngập hơn yến 1 chút, bắt đầu cho vào nồi chưng.

Bạn nên đổ nước bằng hoặc nhiều hơn yến một chút vì yến rất nở

2. Với nồi chưng yến thì bạn đổ nước vào nồi rồi đặt bát yến vào, sao cho nước ngập 2/3 chén đựng yến là được. Sau đó bạn đun nước cho sôi rồi bật lửa nhỏ đi, chưng trong khoảng 20-30 phút là yến chín. (Nếu bạn sợ nước tràn vào yến thì bạn có thể dùng xửng hấp nhé)

Bạn cũng có thể dùng xửng để chưng hấp yến

3. Trong quá trình đợi yến chín thì nếu bạn muốn ăn thêm gừng để cho đỡ lạnh bụng thì bạn cạo vỏ gừng và cắt thành miếng hoặc sợi nhỏ. Khi yến chín thì bạn tắt bếp, cho đường phèn và gừng đã thái sẵn vào, đảo đều là xong. Đợi nguội thì bạn nhấc chén yến ra.

Bạn có thể cho gừng vào để yến thơm và đỡ lạnh bụng nhé

4. Yến chín bạn có thể ăn nóng, hoặc để nguội ăn cũng rất ngon. Khi ăn thì bạn chia nhỏ ra, mỗi ngày ăn khoảng 5gr và ăn đều đặn sẽ phát huy được tác dụng bồi bổ sức khỏe nhất.

Nếu chưng nhiều thì bạn cho tủ lạnh để ăn dần cũng rất ngon

Khi chế biến món tổ yến chưng đường phèn cần lưu ý các vấn đề sau:

1. Nước trong thố phải ngập hết lượng yến muốn chưng. Để có đủ nước cho yến nở to, bạn không nên cho nước quá ít khi làm món tổ yến chưng đường phèn. Nhưng tùy theo khẩu vị của mỗi người mà bạn có thể gia giảm nước để tạo ra món ăn đặc hay lỏng theo ý thích. Nhưng các bạn nên cho nước ngập hết phần yến trong thố.

2. Mực nước bên trong thố (bao gồm yến, nước, và các thành phần khác) không nên vượt quá 70-80% (khoảng ¾) chiều cao của thố. Phần yến bên trong thố sẽ từ từ nở ra khi nhiệt độ tăng lên, nước trong thố sẽ dâng lên và có thể mang theo một lượng yến trào ra ngoài (nếu nước quá nhiều), vô cùng lãng phí.

3. Nấu với lửa vừa và giữ nhiệt độ bên trong thố khoảng 70-80oC. sẽ mất công dụng nếu nấu tổ yến ở nhiệt độ cao hoặc trực tiếp trên lửa. Chất Protein có trong tổ yến cũng sẽ bị mất khi tiếp súc với nhiệt độ quá cao. bạn hãy luôn nhớ để lửa vứa và nhỏ khi chưng tổ yến và giữ cho nhiệt độ bên trong thố yến luôn ở mức khoảng 70-80oC.

4. Thời gian chưng yến phải đủ lâu. Nếu bạn muốn thưởng thức món tổ yến chưng đường phèn với hương vị đậm đà, sợi yến có độ dai dai, giòn giòn, bạn có thể nấu trong khoảng thời gian 20-30 phút, sau đó để trong nồi thêm 20 phút nữa. Đối với người già yếu hoặc trẻ nhỏ nếu bạn muốn cơ thể có thể hấp thu các dưỡng chất của yến sào một cách tốt nhất, bạn nên chưng thêm cho tới khi yến tan ra (có khi thời gian chưng phải lên đến 5-6 giờ).

5. Nếu không có thời gian nấu yến bằng bếp lửa, bạn có thể dùng thố điện để chưng yến, nhưng đừng quên điều chỉnh nhiệt độ ở mức thích hợp.

6. Cho thêm một lát gừng mỏng vào yến sào chưng đường phèn. Gừng có tác dụng trung hòa tính lạnh của tổ yến, giúp bạn ấm bụng hơn khi ăn. Ngoài ra, gừng còn làm tăng thêm hương vị cho bát yến.

7. Chỉ nên cho đường phèn vào sau cùng hoặc khi đã tắt lửa để yến có thể nở to hơn trong khi nấu, đồng thời giúp giữ được hương vị nguyên thủy của yến.

8. Bạn có thể hâm nóng tổ yến khi ăn nếu muốn. Tuy nhiên tuyệt đối không sử dùng lò vi sóng vì nhiệt độ cao sẽ phá hủy chất dinh dưỡng.

Với những chia sẻ trên mong rằng các bạn sẻ giúp các bạn chế biến tổ yến chưng đường phèn giữ được dưỡng chất tốt nhất của tổ yến mà không gây lãng phí.

Các bà bầu nên tổ yến đều đặn trong suốt thai kỳ, sẽ giúp 9 tháng 10 ngày trôi qua thật nhanh chóng và thai nhi sẽ khỏe mạnh.