“Ăn yến sào có tác dụng gì, bao lâu sau thì có tác dụng, ăn bao nhiêu là đủ, ăn nhiều có phản tác dụng không” là các câu hỏi thường gặp nhất của các bạn đang tìm hiểu về yến. Sau đây, mời các bạn tham khảo tư vấn của các chuyên gia đông y.
Công dụng tuyệt vời của yến sào dành cho phụ nữ
Ngoài việc bồi bổ thể lực và trí lực, yến sào còn được nhiều người công nhận là một “trợ tá đắc lực” trong việc duy trì sức khỏe và sắc đẹp cho phụ nữ. Thành phần yến sào chứa nhiều threonine là chất hình thành elastine và collagen giúp ngăn ngừa lão hóa, duy trì làn da tươi trẻ, giúp kéo dài nét thanh xuân cho chị em. Hơn nữa, trong yến chỉ có đường tự nhiên galactose mà không chứa chất béo, có thể dùng mỗi ngày mà không sợ tăng cân. Phụ nữ nếu ăn yến thường xuyên sẽ ít bị nổi mụn, tàn nhang, vết nám, hơn nữa còn có được làn da mịn màng, đặc biệt làm chậm quá trình lão hóa.
Nói chung phụ nữ ở lứa tuổi nào dùng yến cũng phù hợp. Đặc biệt, khi chị em bước vào thời kỳ lão hóa sau tuổi 30 thì lượng collagen bắt đấu suy giảm, khiến xuất hiện các nếp nhăn quanh miệng, quanh mắt. Ngoài ra nếu cơ thể đang trong tình trạng suy kiệt do bệnh tật, phẫu thuật hoặc sau khi sinh… thì lượng hồng cầu bị suy giảm, người mệt mỏi, sụt cân, sức đề kháng yếu. Đối tượng cũng nên dùng bổ sung yến sào là phụ nữ mang thai (thai sau 03 tháng) để tăng dưỡng chất cho cả mẹ và thai nhi. Thai phụ nếu ăn yến được thì cũng ăn trước 01 lượng nhỏ và theo dõi trước khi bắt đầu dùng thường xuyên.
Dùng yến để giữ sức khỏe và sắc đẹp
Chị em có thể mua tổ yến thô tự chế biến hoặc mua các loại yến sào chế biến sẵn uy tín. Với tổ yến thô, sau khi làm sạch, có thể chế biến thành nhiều món ăn: Tổ yến chưng bạch quả, tổ yến chưng hạt sen, tổ yến chưng sữa tươi, tổ yến chưng trái dừa, soup cua tổ yến, cháo thịt bằm tổ yến, tổ yến chưng đường phèn hạt sen… Đây là những món ăn ngon, bổ, rất tốt cho sức khỏe cũng như “củng cố” sắc đẹp cho phụ nữ.
Tuy nhiên, chị em cần phân biệt rõ thưởng thức yến như 01 món “ăn chơi” hay ăn yến để bồ sung lâu dài. Vì nếu chỉ để thưởng thức thì thỉnh thoảng mới ăn 01 lần, hiệu quả dinh dưỡng không hợp lý bằng việc dùng từ từ 01 lượng nhỏ với liều lượng thích hợp (khoảng 70ml/lần) trong thời gian dài. Chưa kể đến việc sơ chế tổ yến thô rất mất thời gian, nếu không cẩn thận thì không làm sạch hết được bụi bẩn, lông chim. Ngoài tổ yến thô, có thể mua các sản phẩm yến sào chế biến sẵn để dùng đều đặn, nhưng nên cân nhắc chọn những sản phẩm có thương hiệu uy tín, quá trình sản xuất đạt chuẩn GMP, HACCP, ISO, không có chất bảo quản để đảm bảo giữ nguyên được tinh chất yến.
Thời điểm ăn yến sào là lúc bụng đói vào buổi sáng hoặc buổi tối trước khi đi ngủ để dưỡng chất được hấp thụ tốt nhất.
Ngoài dùng yến bổ sung, chế độ dinh dưỡng của bà mẹ mang thai cần chú ý có đủ 4 nhóm thực phẩm, đa dạng nguồn thực phẩm để bữa ăn được ngon miệng hơn, nên ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày thay vì ăn vài bữa lớn sẽ khó tiêu hóa. Phụ nữ nên luyện tập thể dục đều đặn hàng tuần (trung bình 03 lần/tuần, 30-45 phút/lần) để khỏe mạnh hơn.
Trẻ em và học sinh, sinh viên trong độ tuổi cần phát triển toàn diện cả thể lực và trí lực rất cần bổ sung chất.
Ăn yến sao bổ ích như thế nào?
Kinh nghiệm sử dụng yến sào
Theo Đông y, yến sào vị ngọt, tính bình, vào kinh phế, vị, có tác dụng dưỡng âm, bổ phế, tiêu đàm, trừ ho, định suyễn.
Yến sào thường được dùng cho người hen suyễn, ho ra máu, suy nhược. Tổ yến được phối hợp với nhân sâm, đại táo, liên nhục, hoài sơn, đương quy, câu kỷ tử… để làm thuốc bổ cho người già yếu, người bệnh lâu ngày.
Yến sào còn có hiệu quả trong điều trị hiếm muộn, suy thận, suy giảm trí nhớ. Sử dụng dài ngày làm đẹp da, tăng sức đề kháng của cơ thể. Liều dùng trung bình từ 6 – 12g mỗi ngày.
Để chế biến, người ta ngâm tổ yến vào nước ấm khoảng 2 giờ cho nở hoàn toàn, loại bỏ tạp chất và lông chim, rửa sạch, để ráo; sau đó đem tiềm (chưng cách thủy) với các thực phẩm khác (như gà ác, gà giò, bồ câu) hoặc các vị thuốc nói trên. Cách đơn giản nhất là chưng với đường phèn để ăn.
Trong yến sào có những chất gì?
Chưa có nhiều nghiên cứu về thành phần dinh dưỡng và tác dụng của yến sào. Kết quả phân tích hiện đại cho thấy yến sào rất giàu chất đạm (53-65%), các dưỡng chất khác (khoảng 10%), bột đường khoảng 38,7% (acid sialic, hexosamine, hexose, deoxyexose), khoáng vi lượng (canxi, sắt, kali, phosphor, magne), glucosamin thiên nhiên (yếu tố cần thiết tạo nên sụn khớp), chất xơ…
Thành phần đạm của yến sào chủ yếu là dạng hòa tan, dễ hấp thu. Acid amin chiếm khoảng 6%, có đủ 18 loại acid amin thiết yếu. Trong đó, amide, humin, arginine, cystine, histidine, lysine… chiếm tỷ lệ lớn.
Các nghiên cứu gần đây cho thấy trong yến sào có chứa yếu tố tăng trưởng biểu bì (epidermal growth factor – EGF). Điều này giải thích lý do các thầy thuốc Đông y khuyến khích sử dụng yến sào cho trẻ chậm lớn không rõ nguyên nhân.
Những kết quả nghiên cứu độc lập cho thấy, trong yến sào chứa glyco-protein hòa tan, dễ hấp thu, có tác dụng thúc đẩy quá trình phân chia tế bào của hệ thống miễn dịch.
Những khám phá này càng củng cố niềm tin về tác dụng thúc đẩy tăng trưởng cơ thể, tăng khả năng đề kháng, phục hồi sức khỏe của yến sào, đặc biệt thích hợp với các chứng ho kéo dài, hen suyễn, bệnh đường hô hấp, tiêu hóa, miễn dịch.
Với phụ nữ, yến sào giúp làn da trở nên đẹp và rạng rỡ hơn. Tác dụng trẻ hóa da là do các yếu tố kích thích tăng trưởng biểu bì (mitogen-MSF-EGF), được gọi là “gen beauty”, có tác dụng thúc đẩy hệ miễn dịch, chống lão hóa, giảm nếp nhăn, giúp da mềm và tươi sáng hơn.
Sử dụng yến sào như thế nào đúng cách?
Do sự khác biệt lớn về màu sắc, trọng lượng, nguồn gốc của các loại tổ yến. Việc lựa chọn sản phẩm biết rõ nguồn gốc xuất xứ của yến sào là vấn đề hàng đầu.
Trên tạp chí “American Journal of the Medical Sciences” năm 1999 có một bài viết về việc tổ yến chứa thạch tín khiến người dùng bị ngộ độc. Khi môi trường nuôi yến không được thuần khiết thì các nguy cơ khác cũng có thế xảy ra.
Chỉ nên sử dụng yến sào cho người suy nhược, ốm bệnh lâu ngày, giai đoạn hồi phục sau giải phẫu. Nhưng cũng không nên lệ thuộc quá lớn vào loại thượng phẩm này, vì khá nhiều thực phẩm và vị thuốc thiên nhiên khác cũng có tác dụng không kém mà giá thành không đạt “đỉnh” như yến sào.
Cho đến nay, chưa có nhiều công bố so sánh tác dụng của yến sào với các vị thuốc, bài thuốc bổ, tăng cường miễn dịch khác. Có lẽ trải qua quá trình chưng nấu yến sào với các thực phẩm, vị thuốc khác đã tạo nên một số thành phần có giá trị dinh dưỡng và bồi bổ cơ thể, chứ chưa hẳn là một mình yến sào làm nên tác dụng này.
Chính vì vậy, việc sử dụng yến sào trong điều trị cần tham khảo ý kiến của thầy thuốc, và nhất là cần cân đối với điều kiện tài chính.
Ăn yến sào bao lâu thì có tác dụng
Bạn đang ăn yến hay chuẩn bị ăn yến và muốn tìm hiểu xem ăn yến sào bao lâu thì có tác dụng đúng không?
Sở dĩ yến sào đắt đỏ và quý giá vì nó chứa thành phần dinh dưỡng hoàn hảo với các chất và vi chất quý giá và có tác dụng ngay với mọi đối tượng, nhất là với phụ nữ và người bệnh.
Với một người đã từng ăn yến nhiều và có rất nhiều khách hàng đã sử dụng, tôi thấy rằng yến sào có tác dụng rất nhanh, sau 1, 2 lần là có thể cảm nhận được sự thay đổi. Bạn cảm thấy khỏe hơn, sảng khoái hơn. Vì sao yến sào lại có tác dụng nhanh chóng như vây? Vì thành phần dinh dưỡng của nó ở dạng rất dễ hấp thụ, nó giống như một hoocmon vậy, khi vào cơ thể nó dễ dung nạp và có tác dụng ngay lập tức.Những người cơ thể mệt mỏi, suy nhược thì dễ dàng cảm nhận được ngay, còn những người mạnh khỏe phải rất tinh tế mới có thể cảm nhận được.
Còn vấn đề liên quan đến mục đích làm đẹp, thì thời gian sẽ chậm hơn một chút, vì sự thay đổi bên ngoài cần có thời gian thay đổi từ gốc rễ bên trong. Nhưng bạn cần lưu ý, nền tảng của cái đẹp xuất phát từ bên trong của bạn, bạn khỏe mạnh, tinh thần thoải mái, tự tin cái đẹp sẽ xuất ra bên ngoài.
Một điều cũng cần lưu ý nữa là thời gian bao lâu thì yến có tác dụng cũng tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người, có người hấp thụ nhanh, có người không. Một vấn đề khác là tâm lý và niềm tin của người ăn cũng ảnh hưởng đến thời gian yến có tác dụng. Những người tâm lý thoải mái và có niềm tin vào tác dụng của yến thì thời gian yến có tác dụng cũng sẽ nhanh chóng.
Thật thiếu xót nếu như không nói đến chất lượng sản phẩm cũng ảnh hưởng đến câu hỏi “ăn yến sào bao lâu thì có tác dụng”. Nếu yến kém chất lượng thì quả thật tôi e rằng sẽ không có câu trả lời cho câu hỏi này. Do vậy bạn phải đảm bảo rằng yến sào của bạn phải có phẩm chất tốt.
Cách ăn và chế biến đúng cách cũng ảnh hưởng đến thời gian tác dụng của yến. Thông thường món ăn phố biến nhất của yến là yến chưng đường phèn. Nhưng chúng ta thường làm sai cách dẫn đến làm mất dưỡng chất có trong yến sào. Quy tắc chững yến đó là không cho đường phèn vào khi chưng yến mà chỉ được cho đường phèn sau khi đã ngừng chưng. Làm như vậy sẽ giữ được nguyên các chất dinh dưỡng có trong tổ yến và không làm mất đi dược tính của nó.
Để ăn yến đạt được hiệu quả tốt nhất nên ăn vào lúc đói. Tốt nhất là buổi tối trước khi đi ngủ và buổi sáng sau khi thức dậy. Ăn lúc yến còn nóng.
Những trường hợp không nên sử dụng yến sào đó là khi mắc các bệnh về tiêu hóa, cảm mạo , phong hàn…..
Để yến sào phát huy được đầy đủ công dụng, các bạn lưu ý đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trên đây, và lưu ý quan trọng là dùng đúng liều lượng nhé. Bất kỳ chất bổ nào nếu bị lạm dụng cũng đều sẽ gây hại.